Tải game bài đổi thưởng tặng vốn

Dấu hiệu nhận biết và xử trí khi bị kiến ba khoang đốt

Kiến ba khoang là một loại côn trùng thuộc bộ cánh cứng. Nó có hình dạng giống như một hạt thóc với chiều dài từ 1 đến 1,2cm. Rất nhiều người bị nhầm lẫn loài kiến này với kiến lửa. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ rất dễ thấy được sự khác nhau về màu sắc trên thân mình. Đó là từ phần đầu đến đuôi của kiến ba khoang sẽ xen kẽ màu sắc đen và đỏ. 

1. Dấu hiệu nhận biết khi bị kiến ba khoang đốt

Thường thì khi bị loại kiến này đốt, vùng da dễ tổn thương nhất là cổ, tay, chân và lưng. Tuỳ theo vị trí tiếp xúc mà những tổn thương ở da sẽ khác nhau, có thể là theo từng vùng hoặc rải rác nhiều nơi trên cơ thể. 

Dấu hiệu kiến ba khoang đốt dễ nhận biết nhất là sưng đỏ và rát tại vị trí da bị tổn thương. Sau đó, chúng sẽ phát triển thành những nốt mụn nước hoặc phỏng nước. Kèm theo đó là cảm giác đau rát hơn cùng với một số triệu chứng như sốt hoặc nổi hạch,…

2. Cách xử trí khi bị kiến ba khoang đốt

Những vết thương của kiến ba khoang đốt có thể lây sang vùng da lành. Chính vì vậy, khi bị loại kiến này đốt, chúng ta cần phải xử trí như sau:

  • Sơ cứu đúng cách sau khi bị đốt. Cụ thể là rửa sạch vùng da tổn thương bằng xà phòng hoặc nước muối sinh lý để tránh chất độc có thể lây lan sang những vùng khác.
  • Loại bỏ kiến ngay khỏi cơ thể bằng cách phủi nhẹ hoặc sử dụng một miếng giấy hoặc mảnh vải nhỏ để hạn chế sự tiếp xúc. Tuyệt đối không dùng tay miết hay chà xát để giết kiến vì có thể khiến chất độc từ máu của chúng dính vào và gây tổn thương cho da. Trong trường hợp, tay đã lỡ tiếp xúc trực tiếp với kiến, cần phải rửa sạch ngay.
  • Hạn chế tối đa việc gãi hoặc chà mạnh tại những vùng da bị kiến đốt. Bên cạnh đó, bạn cần phải tránh cho vùng da lành tiếp xúc với vùng da đang bị tổn thương.

3. Cách phòng ngừa kiến ba khoang 

Để phòng ngừa kiến ba khoang, chúng ta có thể áp dụng những cách sau:

  • Kiến ba khoang rất thích ánh sáng của bóng đèn. Vì vậy, chúng ta cần đóng cửa hoặc buông rèm khi bật đèn. Bên cạnh đó, nên làm tấm lưới chống côn trùng ở cửa sổ hoặc cửa ra vào tại những nơi có nhiều kiến ba khoang như gần bụi rậm hoặc đồng ruộng.
  • Tập thói quen ngủ ở trong màn.
  • Vệ sinh môi trường sạch sẽ và phát quang bụi rậm. Ngoài ra, nên xịt thuốc tiêu diệt côn trùng định kỳ từ 4 đến 6 tháng.
  • Kiểm tra và giũ sạch chăn màn, khăn tắm trước khi sử dụng.
  • Mang áo tay dài hoặc đồ bảo hộ nếu làm việc ở ngoài đồng ruộng hoặc những nơi xuất hiện nhiều kiến ba khoang. 

 

 

Trường Tải game bài đổi thưởng tặng vốn - JIS

Các bài khác

0979 860 088

© Trường Quốc Tế Nhật Bản. All rights reserved.